Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội









Đường Vành đai 1 là nút thắt quan trọng trong giao thông nội đô Hà Nội, có ý nghĩa lớn trong việc giảm tắc nghẽn, bảo tồn di sản và hiện đại hóa hạ tầng.



Sơ đồ đường Vành đai 1, Hà Nội. Design: Amy Nguyễn.

Sơ đồ đường Vành đai 1, Hà Nội. Design: Amy Nguyễn.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 2

Vành đai 1 là vành đai đầu tiên của Hà Nội, vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm có tổng chiều dài khoảng 7,2 km. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 3

Lộ trình cơ bản bao gồm các tuyến: Yên Phụ – Nghi Tàm – Âu Cơ – Lạc Long Quân – Bưởi – Cầu Giấy – Voi Phục – Hoàng Cầu – La Thành Ô Chợ Dừa – Xã Đàn – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật, tạo thành vòng khép kín. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 4

Vành đai 1 nằm trong vùng đô thị lịch sử nên được quy định bảo tồn, hạn chế phát triển cao tầng, nhằm bảo vệ cảnh quan và cấu trúc đô thị trung tâm. Trong ảnh, đường Nghi Tàm đoạn gần khách sạn Thắng Lợi. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 5

Ngã ba Âu Cơ – Xuân Diệu. Tháng 10/2024, Hà Nội đã khánh thành dự án nâng cấp đường Âu  Cơ – Nghi Tàm dài khoảng 3,7 km, bắt đầu từ Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, là một phần của dự án cầu vượt An Dương – Thanh Niên giai đoạn 2. Mở rộng mặt cắt ngang 26,5 – 31 m, trong đó đường chính có 4 – 6 làn xe (riêng phần xe chạy rộng 16,5 – 21  m), 2 làn đường dân sinh mỗi bên rộng 5 m. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 6

Đường Lạc Long Quân, bên phải là hồ Tây, bên trái là phía ngoài Vành đai 1 nơi trong tương lai tập trung nhiều khu đô thị cao cấp và trụ sở trụ sở làm việc của các bộ, ngành trung ương.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 7

Đường Bưởi bắt đầu từ nút giao Hoàng Hoa Thám – Hoàng Quốc Việt kéo dài tới ngã tư Cầu Giấy – Voi Phục – Láng.  

Đường Lạc Long Quân và đường Bưởi.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 10

Tại đoạn Voi Phục, dự án mở rộng với thiết kế mặt cắt ngang 50 m đang được triển khai giải phóng mặt bằng. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 11

Điểm đầu của khu vực này tại nút Hoàng Cầu và điểm cuối tại Voi Phục. Trong ảnh là đường La Thành (hay còn gọi là Đê La Thành) dài trên 3,2 km bắt đầu từ ngã 5 Ô Chợ Dừa đến ngã ba nơi phố Cầu Giấy nối tiếp phố Kim Mã, gần Voi Phục.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 12

Ngã tư La Thành – Láng Hạ – Giảng Võ nằm trên trục từ Hoàng Cầu đến Voi Phục. Hà Nội đang phấn đấu trong quý 4/2025 hoàn thành GPMB khu vực này.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 13

Một phần dự án đã hoàn hiện từ Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu, bao gồm các tuyến Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa. Trong ảnh, tuyến đường Xã Đàn.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 14

Đường Đào Duy Anh nối từ ngã ba Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch đến nút giao Kim Liên gồm các tuyến đường Lê Duẩn – Giải Phóng – Đại Cồ Việt.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 15

Đường Đại Cồ Việt, bên trái là Công viên Thống Nhất, nơi có hồ Bảy Mẫu, bên phải là Đại học Bách Khoa Hà Nội. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 16

Nằm trên tuyến Vành đai 1, đường Trần Khát Chân nối từ ngã tư Bạch Mai – Đại Cồ Việt – Phố Huế tới nút giao Nguyễn Khoái nằm trên tuyến đê sông Hồng.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 19

Nhìn từ trên cao tại khu vực ngã ba Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân có thể thấy trọn vẹn phía trong Vành đai 1 là vùng lõi trung tâm của Hà Nội. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 20

Đường Trần Quang Khải, bên trái ảnh là vùng lõi thủ đô, bên phải là sông Hồng và khu dân cư thuộc phường Bạch Đằng.

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 21

Vòng xoay cầu Chương Dương, điểm giao giữa hai tuyến phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. 

Toàn cảnh vòng khép kín đường Vành đai 1 ở Hà Nội - 24

Theo Chỉ thị 20/CT-TTg (tháng 7/2025), Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng chạy phía trong Vành đai 1 từ 1/7/2026 để giảm ô nhiễm; tiếp đến từ 2028 hạn chế ô tô chạy xăng trong vùng 1 và 2.

Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử…


Theo Hoàng Hà,Thế Bằng ([Tên nguồn])


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *