Thủ đô các nước cấm xe máy chạy xăng thế nào?



Không chỉ Hà Nội, hiện nay New Delhi, Singapore và nhiều thành phố lớn trên thế giới đang thực hiện các biện pháp cấm xe máy chạy xăng, dầu trên đường phố với lộ trình và chính sách hỗ trợ khác nhau.



Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 60.000 ca tử vong ở Việt Nam liên quan đến ô nhiễm không khí. Riêng Hà Nội thường xuyên nằm trong số những thành phố ô nhiễm nhất thế giới; chỉ số AQI tại một số khu vực của Thủ đô trong tháng 7 dao động từ 115 – 165, được phân loại từ “kém” đến “rất kém”.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, một trong những nguồn phát thải chính, gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội đến từ khí thải phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đáng nói, phần lớn trong số gần 8,7 triệu người dân Thủ đô đều sử dụng xe hai bánh chạy xăng làm phương tiện di chuyển hàng ngày.

Ngày 12/7/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt để ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu từ ngày 1/7/2026 Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1.

Từ ngày 1/7/2026, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam cấm xe máy chạy xăng, trong khu vực vành đai 1. Ảnh: Lộc Liên.

Từ ngày 1/7/2026, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam cấm xe máy chạy xăng, trong khu vực vành đai 1. Ảnh: Lộc Liên.

Tờ Independent đánh giá, động thái của Hà Nội diễn ra chỉ ít ngày sau khi chính quyền New Delhi, Ấn Độ ban hành kế hoạch cấm tiếp nhiên liệu cho các xe máy hết hạn sử dụng – xe chạy xăng trên 15 năm tuổi, xe chạy dầu diesel trên 10 năm – tại các trạm xăng từ ngày 1/7. Xe máy chạy xăng hết hạn sử dụng có khả năng bị tịch thu tại chỗ.

“Chính sách cấm tiếp nhiên liệu cho xe máy xăng của Delhi dự kiến có hiệu lực vào tuần trước, nhưng Chính phủ sẽ tạm dừng kế hoạch sau khi nhận được nhiều ý kiến phản hồi”, ông Manjinder Singh Sirsa – Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ – nói với truyền thông.

Theo Reuters, để làm sạch một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và từng khiến hoạt động bay bị gián đoạn vì khói bụi độc hại, chính quyền New Delhi đã cho triển khai giai đoạn đầu tiên của chính sách xe điện vào năm 2020.

Trong giai đoạn thứ 2, New Delhi sẽ cấm bán xe hai bánh chạy bằng xăng, dầu diesel kể từ ngày 1/4/2027. Chính sách cũng đưa ra ưu đãi về việc, mỗi người dân khi mua xe đạp điện và xe tay ga điện sẽ được hỗ trợ tiền mặt lên đến 350 USD.

New Delhi, Ấn Độ sẽ cấm bán xe hai bánh chạy bằng xăng, dầu diesel kể từ ngày 1/4/2027. Ảnh: Times Of India.

New Delhi, Ấn Độ sẽ cấm bán xe hai bánh chạy bằng xăng, dầu diesel kể từ ngày 1/4/2027. Ảnh: Times Of India.

Tại bản dự thảo dài 74 trang về chính sách xe điện mới, chính quyền New Delhi đề xuất miễn một số loại thuế khi mua xe hybrid; đồng thời đánh thuế 0,5 rupee (0,006 USD) cho mỗi lít xăng bán ra.

Tại Singapore, Cơ quan môi trường quốc gia (NEA) của nước này tuyên bố, từ ngày 1/7/2028, xe máy cũ đăng ký trước ngày 1/7/2003 sẽ bị cấm lưu thông trên đường; cấm nhập khẩu xe máy cũ. Theo quy định, những người lái xe máy không tuân thủ quy định về khí thải, sẽ phải chịu mức phạtlên tới 2.000 đô la Singapore (1.480 USD) khi bị xử phạt lần đầu.

Mobility Portal cho biết, từ năm nay chính quyền Thủ đô Amsterdam, Hà Lan chỉ cho phép phương tiện giao thông xanh mới được hoạt động tại một số khu vực trong thành phố. Xe máy chạy xăng sẽ bị hạn chế hoạt động ở hầu hết Amsterdam.

Hiện tại, thành phố đang bổ sung thêm các trạm sạc điện và hydro để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính quyền Amsterdam tuyên bố sẽ dành riêng 1 triệu euro (1,85 triệu USD) để hỗ trợ người lao động thu nhập thấp trong việc chuyển đổi từ xe xăng sang xe thân thiện môi trường.

Thủ đô Amsterdam, Hà Lan chỉ cho phép phương tiện giao thông xanh mới được hoạt động tại một số khu vực trong thành phố. Ảnh: Kayak.

Thủ đô Amsterdam, Hà Lan chỉ cho phép phương tiện giao thông xanh mới được hoạt động tại một số khu vực trong thành phố. Ảnh: Kayak.

Từ năm 2030, ô tô và xe máy chạy bằng xăng và dầu diesel sẽ bị cấm hoạt động trên đường phố Amsterdam.

Hiện tại, trên khắp châu Âu, hơn 340 thành phố, bao gồm Thủ đô Paris của Pháp, Milan nước Ý, Thủ đô Brussels của Bỉ… cũng đã đưa ra các khu vực phát thải thấp nhằm hạn chế hoạt động của xe máy chạy nhiên liệu hóa thạch, để cải thiện vấn nạn ô nhiễm môi trường…

Một chiếc xe bồn lật rồi phát nổ ở miền bắc Nigeria khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi đang mót xăng.


Theo Lộc Liên ([Tên nguồn])

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *