Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu



Tỉnh An Giang mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh An Giang và Kiên Giang; hội tụ đa dạng từ biển đảo, núi, rừng đến đồng bằng trù phú. Tỉnh sở hữu 3 đặc khu gồm: Kiên Hải, Phú Quốc, Thổ Châu.




Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 1

Tỉnh An Giang mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh An Giang và Kiên Giang; hội tụ đa dạng từ biển đảo, núi, rừng đến đồng bằng trù phú. Tỉnh sở hữu 3 đặc khu gồm: Kiên Hải, Phú Quốc, Thổ Châu. 

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 2

Tỉnh An Giang mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, có diện tích hơn 9.888 km², dân số gần 5 triệu người; với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 85 xã, 14 phường và 3 đặc khu: Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Châu.

Trong ảnh, trụ sở UBND tỉnh mới được đặt tại số 6 Nguyễn Công Trứ, phường Rạch Giá (thuộc tỉnh Kiên Giang cũ). Nơi đây là cửa ngõ quan trọng, đầu mối giao thông, giao thương và giao lưu quốc tế của vùng Tây Nam Bộ.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 3

Trung tâm mới của tỉnh được đặt tại khu vực có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, với sân bay, hệ thống đường bộ và cảng biển, đáp ứng đầy đủ điều kiện để chính quyền tỉnh vận hành hiệu quả.

Trong ảnh là Cảng hành khách Rạch Giá – nơi có nhiều tàu cao tốc kết nối với các đảo như Phú Quốc, Nam Du và Hòn Sơn.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 4

Phường Rạch Giá là phường đông dân nhất cả nước sau khi nhập từ 9 phường cũ của TP Rạch Giá (Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hiệp, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi và Vĩnh Lợi).

Đây là khu vực có tỷ lệ đô thị hóa rất cao, dân cư tập trung đông đúc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập, giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền địa phương. 

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 7

TP Rạch Giá (cũ) là một trong những đô thị năng động của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với biệt danh “thành phố bên bờ biển” nhờ vị trí ven biển và các dự án lấn biển quy mô lớn. Tại đây, ba khu đô thị lấn biển được xây dựng ngay tại khu vực trung tâm thành phố.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 8

Sau sáp nhập, tỉnh An Giang mới có lợi thế du lịch rất lớn với các địa danh nổi tiếng, hấp dẫn du khách như đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du, đảo Hải Tặc, núi Cấm, núi Sam…

Tỉnh mới sẽ thành “tọa độ du lịch ấn tượng”, vừa có núi Cấm – nóc nhà miền Tây, vừa có Phú Quốc – hòn đảo đẹp thứ 2 trên thế giới.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 9

Ngoài hạ tầng hiện đại, An Giang mới còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc xưa, trở thành điểm nhấn văn hóa, du lịch. 

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 10

Vòng xoay đèn bốn ngọn tại nội ô là biểu tượng đặc trưng của TP Long Xuyên (cũ) – An Giang cũ. Công trình tọa lạc tại điểm giao giữa ba trục đường lớn: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và Hà Hoàng Hổ, với bốn trụ đèn hướng ra bốn phía chính của trung tâm thành phố.

Ngoài vai trò là nút giao thông quan trọng, nơi đây còn mang ý nghĩa biểu tượng, gắn liền với ký ức đô thị và là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Long Xuyên.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 11

Cách vòng xoay không xa, cầu Hoàng Diệu là một dấu ấn kiến trúc cổ nằm trên trục Quốc lộ 91. Cây cầu được xây bằng bê tông từ năm 1938, nối liền hai phường Mỹ Long và Mỹ Bình cũ (nay thuộc phường Long Xuyên).

Đến tháng 9/2000, một cây cầu mới được xây song song, biến Hoàng Diệu thành cầu đôi – công trình giao thông gắn bó lâu đời, lưu giữ nhiều ký ức của người dân TP Long Xuyên (cũ).

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 12

Nhà thờ Chánh toà Long Xuyên được khởi công xây dựng năm 1958, khánh thành năm 1973. Điểm nhấn của nhà thờ là tháp chuông cao 55m có thánh giá bên trên, hình khối dày dặn vươn thẳng, đường nét đơn giản, tạo nên một kiến trúc hiện đại, chắc khỏe. Nhà thờ có sự pha trộn một cách hài hòa theo kiểu kiến trúc Art Deco và Gothique ở những cửa ra vào.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 15

Chạy dọc từ Nhà thờ Chánh toà tới bến phà Ô Môi là phố đi bộ Nguyễn Huệ. 

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 16

Nằm trên Cù lao Ông Hổ, cách trung tâm TP Long Xuyên (cũ) khoảng 15 phút đi bằng phà, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được đặt ngay trên mảnh đất quê hương ông. 

Năm 2012, khu lưu niệm được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, trở thành địa chỉ đỏ trong hành trình tìm hiểu lịch sử vùng đất An Giang.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 17

Cách đó khoảng 350m, chợ Long Xuyên cùng với chợ nổi Long Xuyên trên sông Hậu có tập quán mua bán trên sông cùng nếp sống bình dị, dù không nhộn nhịp như trước.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 18

Tượng đài Bông lúa – biểu tượng của nền nông nghiệp tỉnh được đặt ngay vòng xoay trước trụ sở UBND tỉnh An Giang cũ. Tượng làm bằng đồng cao 15,3 m, phần bông lúa cao 9,5 m. 

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 19

Cầu Nguyễn Thái Học bắc qua sông Long Xuyên là công trình giao thông được thi tuyển kiến trúc, tạo điểm nhấn về cảnh quan trong khu vực trung tâm thành phố Long Xuyên (cũ), góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trục chính.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 20

Sau sáp nhập, tỉnh An Giang mới có quy mô dân số 4.952.238 người, là tỉnh có dân số lớn thứ 3 cả nước sau TPHCM và Hà Nội.

Ngắm trọn vẹn An Giang mới, tỉnh duy nhất sở hữu 3 đặc khu - 21

Về kinh tế nông nghiệp, tỉnh An Giang mới sau hợp nhất gần như “ôm trọn” vùng Tứ giác Long Xuyên rộng lớn, đầy tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp với 4 góc là 4 đô thị lớn của tỉnh.

Sau khi tiến hành sắp xếp tại 34 tỉnh, thành, số đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước đã giảm mạnh 67%, từ 10.035 còn 3.321 đơn vị. Bản đồ hành chính…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *