Lý do chọn tên Ninh Bình sau khi hợp nhất 3 tỉnh



Ông Trương Quốc Huy – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam – cho biết việc sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình lấy tên tỉnh Ninh Bình bởi đây là điểm nổi tiếng có giá trị thương hiệu quốc tế, mang ý nghĩa vùng đất bình yên, thanh bình.



Ninh Bình là một điểm nổi tiếng bởi giá trị thương hiệu quốc tế


Một góc Tràng An.

Một góc Tràng An.

Tại hội nghị thảo luận, cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hà Nam chiều 22/4, ông Trương Quốc Huy – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam – đã có những chia sẻ đáng chú ý liên quan đến phương án đặt tên đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Theo ông Trương Quốc Huy, “việc sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình lấy tên tỉnh Ninh Bình bởi đây là điểm nổi tiếng bởi giá trị thương hiệu quốc tế, mang ý nghĩa vùng đất bình yên, thanh bình”.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cho biết việc lựa chọn tên gọi này đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cân nhắc kỹ lưỡng. Quá trình thảo luận đã đặt trọng tâm vào yếu tố truyền thống lịch sử, chiều sâu văn hóa và vai trò trung tâm của vùng đất cổ trong dòng chảy phát triển của khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Việc đặt tên Ninh Bình không chỉ xuất phát từ yếu tố nhận diện quốc tế, mà còn là sự kế thừa hợp lý từ các giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời, phù hợp với định hướng xây dựng đơn vị hành chính mới vừa có bản sắc, vừa có tầm vóc phát triển trong tương lai.

Ba tỉnh Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình phối hợp triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Một góc phố cổ Hoa Lư.

Một góc phố cổ Hoa Lư.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa UBND ba tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định.

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình làm cơ quan chủ trì. UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để tổ chức thực hiện, căn cứ vào chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương.

Hiện nay, UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc ba tỉnh đang tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Việc lấy ý kiến này được tiến hành đồng bộ cả về thời gian và phương thức thực hiện với quá trình lấy ý kiến cho Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Kết quả lấy ý kiến được tổng hợp và gửi về UBND tỉnh qua Sở Nội vụ. Trong đó, Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam và Sở Nội vụ tỉnh Nam Định sẽ tổng hợp và gửi báo cáo về Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình, thời hạn hoàn thành trước ngày 23/4.

Tiếp theo, ngày 25/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã tổ chức kỳ họp để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh – đồng thời với biểu quyết về đơn vị hành chính cấp xã.

Ngày 26/4, HĐND cấp huyện họp để biểu quyết nội dung tương tự.

Ngày 27/4, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Nội vụ hai tỉnh còn lại để tổng hợp toàn bộ kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của HĐND cấp xã, cấp huyện tại ba tỉnh. Thông tin từ tỉnh Hà Nam và Nam Định sẽ do các Sở Nội vụ của hai tỉnh này gửi về.

Ngày 28/4, HĐND các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình họp để thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Ngày 29/4, Sở Nội vụ ba tỉnh phối hợp hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời xây dựng Tờ trình của UBND tỉnh để báo cáo Bộ Nội vụ và trình Chính phủ theo quy định.

Ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình từng thuộc tỉnh Hà Nam Ninh – đơn vị hành chính được thành lập vào năm 1975. Đến năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh được tách ra thành hai tỉnh là Nam Hà và Ninh Bình. Năm 1996, tỉnh Nam Hà lại được chia tách, khôi phục lại hai tỉnh Hà Nam và Nam Định như trước năm 1965.

Tỉnh Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn dân tộc Việt Nam, với các di sản văn hóa được UNESCO công nhận, là yếu tố quan trọng về mặt tinh thần, bản sắc,…


Theo Minh Đức ([Tên nguồn])

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *