Cận cảnh những công đoạn cuối cùng của quá trình phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập







Tòa nhà Hàm cá mập (số 1-3-5 đường Đinh Tiên Hoàng) gắn với nhiều giai đoạn phát triển của Thủ đô, từng là biểu tượng kiến trúc “có một không hai” của Hà Nội giờ chỉ còn đống gạch vụn. Những công đoạn cuối cùng của quá trình phá dỡ tòa nhà này đã gần như hoàn tất.



Ghi nhận của PV Tiền Phong ngày 12/7, những công đoạn cuối cùng của quá trình phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập đã gần như hoàn tất.

Ghi nhận của PV Tiền Phong ngày 12/7, những công đoạn cuối cùng của quá trình phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập đã gần như hoàn tất.

Cơ bản các kết cấu đã phá xong, máy cẩu đang bóc tách những phần kết cấu giáp với nhà dân liền kề.

Cơ bản các kết cấu đã phá xong, máy cẩu đang bóc tách những phần kết cấu giáp với nhà dân liền kề.

Toàn bộ quá trình đều được thực hiện cẩn trọng để đảm bảo an toàn, khu vực thi công được căng dây bảo vệ ra giữa đường Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng để đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh.

Toàn bộ quá trình đều được thực hiện cẩn trọng để đảm bảo an toàn, khu vực thi công được căng dây bảo vệ ra giữa đường Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng để đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh.

Về tiến độ hoạt động tháo dỡ, UBND phường Hoàn Kiếm cho biết, từ ngày 13/6/2025 UBND quận Hoàn Kiếm (cũ) đã hoàn thành việc đấu thầu. Đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Tuấn Phong.

Về tiến độ hoạt động tháo dỡ, UBND phường Hoàn Kiếm cho biết, từ ngày 13/6/2025 UBND quận Hoàn Kiếm (cũ) đã hoàn thành việc đấu thầu. Đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Tuấn Phong.

Dự kiến việc phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập sẽ hoàn thành việc trước ngày 15/7/2025. Trong ngày 16/7/2025 sẽ thu dọn mặt bằng để chỉnh trang, cải tạo khu vực quảng trường.

Dự kiến việc phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập sẽ hoàn thành việc trước ngày 15/7/2025. Trong ngày 16/7/2025 sẽ thu dọn mặt bằng để chỉnh trang, cải tạo khu vực quảng trường.

Hiện nay, công trường phá dỡ còn tồn tại 2 trạm biến áp, hiện cũng đã hoàn thành các thủ tục di dời.

Hiện nay, công trường phá dỡ còn tồn tại 2 trạm biến áp, hiện cũng đã hoàn thành các thủ tục di dời.

Trước đó, quận Hoàn Kiếm (cũ) đã nghiên cứu phương án cải tạo, chỉnh trang quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục. Đây là điểm kết nối 2 khu vực đô thị di sản của Thủ đô Hà Nội gồm hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn ở phía Nam (di tích cấp quốc gia đặc biệt) và khu phố cổ ở phía Bắc (di tích cấp quốc gia).

Trước đó, quận Hoàn Kiếm (cũ) đã nghiên cứu phương án cải tạo, chỉnh trang quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục. Đây là điểm kết nối 2 khu vực đô thị di sản của Thủ đô Hà Nội gồm hồ Hoàn Kiếm – đền Ngọc Sơn ở phía Nam (di tích cấp quốc gia đặc biệt) và khu phố cổ ở phía Bắc (di tích cấp quốc gia).

Việc nghiên cứu, lập phương án được triển khai thận trọng và xin ý kiến các bộ ngành, hội đồng kiến trúc thành phố… do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện làm cơ sở trước khi triển khai. Việc cải tạo, chỉnh trang quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, trong đó có việc hạ giải tòa nhà Hàm cá mập được triển khai trước.

Việc nghiên cứu, lập phương án được triển khai thận trọng và xin ý kiến các bộ ngành, hội đồng kiến trúc thành phố… do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện làm cơ sở trước khi triển khai. Việc cải tạo, chỉnh trang quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục, trong đó có việc hạ giải tòa nhà Hàm cá mập được triển khai trước.

Cơ bản các kết cấu đã phá xong, máy cẩu đang bóc tách những phần kết cấu giáp với nhà dân liền kề.

Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm (cũ), nay là phường Hoàn Kiếm, đã phối hợp các sở, ngành nghiên cứu lập phương án và báo cáo thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư theo 2 phân kỳ.

Dự kiến việc phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập sẽ hoàn thành việc trước ngày 15/7/2025. Trong ngày 16/7/2025 sẽ thu dọn mặt bằng để chỉnh trang, cải tạo khu vực quảng trường.

Phân kỳ 1 gồm 5 nội dung như hạ giải tòa nhà “Hàm cá mập”; di chuyển trạm biến áp bên trong tầng 1 công trình tòa nhà; chỉnh trang tòa nhà Hapro (số 7-9 Đinh Tiên Hoàng), chỉnh trang mái che, mái vảy, biển hiệu, mặt đứng các công trình xung quanh quảng trường đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn phố Cầu Gỗ, đầu phố Hàng Đào.

Phân kỳ 2 gồm nghiên cứu giải pháp phát triển không gian ngầm quảng trường; tiếp tục chỉnh trang hết lớp nhà thứ nhất mặt phố xung quanh quảng trường; cải tạo tổng thể hạ tầng kỹ thuật để tương xứng với hoạt động của hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp quốc gia đặc biệt; bổ sung các trang thiết bị đô thị phù hợp với các chức năng hoạt động của khu vực.

Phân kỳ 2 gồm nghiên cứu giải pháp phát triển không gian ngầm quảng trường; tiếp tục chỉnh trang hết lớp nhà thứ nhất mặt phố xung quanh quảng trường; cải tạo tổng thể hạ tầng kỹ thuật để tương xứng với hoạt động của hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp quốc gia đặc biệt; bổ sung các trang thiết bị đô thị phù hợp với các chức năng hoạt động của khu vực.

Tòa nhà Hàm cá mập được xây dựng từ năm 1991-1993, do Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý.

Tòa nhà Hàm cá mập được xây dựng từ năm 1991-1993, do Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý.

Công tác phá dỡ Hàm cá mập bên hồ Gươm đang được triển khai tích cực. Người đi đường qua khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục không còn thấy hình…


Theo Trần Hoàng – Đức Nguyễn ([Tên nguồn])


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *