Bỗng thấy đau nhói ở ngực, người phụ nữ được chẩn đoán ‘chỉ còn 24 giờ để sống’









Đang tập gym, người phụ nữ Anh thấy ngực ‘như bị xé rách’ và sau hai ngày, cô được thông báo chỉ còn 24 tiếng để sống.



Marie-Anne August trong một buổi tập trước khi xảy ra biến cố sức khỏe.

Marie-Anne August trong một buổi tập trước khi xảy ra biến cố sức khỏe.

Marie-Anne August, một phụ nữ 45 tuổi sống tại Anh, đã dành nhiều năm tập luyện tại phòng gym và tham gia không ít môn thể thao. Nhưng ngày 24/4/2024, một tai nạn lúc tập luyện khiến cô cận kề cửa tử.

Hôm đó, trong lớp CrossFit tại phòng gym, Marie-Anne đột nhiên cảm nhận cơn đau dữ dội ở vùng ngực. Cô lập tức đến Bệnh viện Torbay ở South Devon và được thăm khám, xét nghiệm máu, điện tâm đồ. Kết quả cho thấy mọi thứ dường như bình thường và cô được về nhà với chẩn đoán không có vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hai ngày sau, tình trạng của Marie-Anne trở nên tồi tệ hơn. Cô cho biết “không thể thở và cơn đau thật sự dữ dội”, vì vậy cô tiếp tục đến viện. Các bác sĩ tiến hành chụp CT và phát hiện cô bị phình tách động mạch chủ (aortic dissection), tức thành động mạch chủ bị rách. “Chẩn đoán này khiến tôi bất ngờ vì luôn nghĩ mình rất khỏe mạnh”, cô nói.

“Tôi không nhận ra tình hình nghiêm trọng đến khi nhập viện và được thông báo chỉ còn sống được chưa đầy 24 giờ, phải lập tức phẫu thuật. Họ cũng liệt kê tất cả biến chứng có thể xảy ra – đột quỵ, mất chân tay, liệt và nhiều rủi ro khác”, Marie-Anne bộc bạch.

Sau đó, cô được chuyển khẩn cấp đến phòng phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Derriford ở Plymouth. Ca phẫu thuật đã thành công. Một năm sau, khi hồi tưởng từ đầu đến cuối sự việc, Marie-Anne khẳng định trong lần đầu đến bệnh viện, cô đã có những dấu hiệu phình tách động mạch chủ. Sức khỏe và thể lực tốt của cô, nhờ thói quen tập luyện lâu năm, giúp cô cầm cự hai ngày sau lần thăm khám đầu tiên.

Tình hình trở nên nguy hiểm sau đó nhưng cô không trách các bác sĩ. “Chứng phình tách động mạch chủ rất khó phát hiện trừ khi chụp CT”, Marie-Anne nói. Tuy nhiên, cô kêu gọi nâng cao nhận thức và đào tạo trong các phòng cấp cứu để tránh trường hợp đáng tiếc. “Không phải lỗi của họ, nhưng cần có thêm nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này vì có thể nhiều người không may mắn như tôi”, cô nhận định.

Marie-Anne phải tạm biệt môn chèo thuyền vì chứng bệnh của mình.

Marie-Anne phải tạm biệt môn chèo thuyền vì chứng bệnh của mình.

Hồi phục sau phẫu thuật là hành trình gian nan. Marie-Anne phải chịu nhiều đau đớn trong tháng đầu hậu phẫu, không thể làm được gì ngoài đi bộ chậm. Một năm nay, cô cũng không thể chơi một số môn thể thao như chạy nhanh, trượt tuyết, lướt ván, tập thể dục cường độ cao… Cô phải theo dõi huyết áp thường xuyên vì động mạch chủ vẫn còn tổn thương.

Phình tách động mạch chủ – dù phổ biến hơn ở người trên 65 tuổi với tỷ lệ 35 ca trên 100.000 người mỗi năm – có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt những người tập luyện cường độ cao như vận động viên chèo thuyền hoặc nâng tạ. Hiện tượng này xảy ra khi thành động mạch bị rách, khiến máu rò rỉ giữa các lớp cấu tạo thành động mạch. Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết triệu chứng phình tách động mạch chủ gồm:

– Đau ngực, lưng hoặc bụng đột ngột, dữ dội, thường được mô tả là đau nhói hoặc đau xé. – Cảm thấy lạnh và đổ mồ hôi. – Mất ý thức. – Hụt hơi. – Mạch yếu.

Phương pháp điều trị có thể gồm phẫu thuật hoặc dùng thuốc, tùy thuộc vùng động mạch chủ bị ảnh hưởng.

Mặt khác, huyết áp cao cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra phình tách động mạch chủ, vì nó có thể làm suy yếu thành động mạch chủ theo thời gian. Nhưng một số người sinh ra đã mắc phải tình trạng khiến thành động mạch chủ suy yếu, chẳng hạn hội chứng Turner.

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, nhưng những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc…


Theo Hằng Trần (Theo The Sun) ([Tên nguồn])


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *